LỜI THƯA

"Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"
Tôi là khách đầu tiên.
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn:
"Anh muốn gì?"
"Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."
"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non.
Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!"


Bài thơ này của tác giả K. Badjadjo Pradip (Ấn Độ) có tên "Quán Hàng Phù Thủy" bản dịch Thái Bá Tân

Ngẫu Thư Quán cũng giống như Quán Hàng Phù Thủy vậy, có TÌNH YÊU, HẠNH PHÚC, BÌNH AN, TÌNH BẠN...Và tất cả đều là hạt giống, là cây non. Ngẫu Thư - Nguyễn Thanh Tùng dùng nét bút từ tâm mình để chăm chút cho những hạt giống tâm hồn ấy.
Treo một bức chữ trong nhà, với những ý nghĩa hoan hỷ tươi tắn tích cực của ngôn từ và đường nét...sẽ ngày ngày âm thầm soi rọi động viên nâng đỡ sẻ chia với chúng ta một đời sống tinh thần nhẹ nhàng thanh thản.
Bạn ơi!
Bạn muốn mua gì từ quán của chúng tôi?

Xin gọi: 0976.358.357
Emai: nguyenngauthu@gmail.com

Ngẫu Thư Quán có ý nghĩa là gì?
Ngẫu Thư là bút hiệu của Nguyễn Thanh Tùng.
Ngẫu là sự tự nhiên không sắp đặt. Nói là không sắp đặt, nhưng thực ra là rất sắp đặt. Là sự sắp đặt của nhân duyên vậy!
Thư là viết, là thư pháp, là sách. Hay rộng ra là những điều đang gắn với đời sống tinh thần của tôi: Dạy học, chụp ảnh, viết chữ, làm thơ haiku. 
Ngẫu và Thư như là hai mảng khác nhau mà tương hỗ nhau. 
Tự nhiên - và chỉn chu
Lãng mạn - và chân thành
Bao la - và trọn vẹn. 
...
Tôi hướng đến sự hòa hài đó!

Ngẫu Thư Quán có thể ngắt nhịp như sau:
Ngẫu/ Thư Quán
Ngẫu Thư/ Quán
Ngẫu - Thư - Quán

Cách 1, hiểu là thư quán của Ngẫu
Cách 2, hiểu là quán của Ngẫu Thư
Hai cách này tưởng là giống nhau mà lại khác, tưởng là khác, mà lại không khác. 
Cách 3, chữ Thư đứng giữa Ngẫu và Quán, là mong muốn sự hòa hài giữa nghệ thuật và kinh tế, giữa tinh thần và vật chất. 
Thiếu một trong hai, thì đời sống thật tẻ nhạt
Thiếu một trong hai, thì nghệ sĩ không sống được, không sáng tạo được, hoặc không còn là nghệ sĩ. 



Previous
Next Post »